Install Kubernetes and Minikube locally on a Windows machine

For learning, and testing Kubernetes locally, we can install Minikube. There are 3 ways for installing it on 3 types of OS (Windows, MAC and Linux), and you can find the document on its Github repo. In this post, I will show you how to install it on a Windows machine. To make sure there is no significant changes make your workstation not working right, I recommend you create a Windows 10 VM.

Installed OS: Windows 10 Pro x64 with Hyper-V feature enabled.

First, download these 2 file kubectl.exe (v1.12.0) and minikube-windows-amd64.exe (rename to minikube.exe after downloading).

After finish downloading, copy these 2 files to the C:\Windows\System32 folder.

Then, right click on This Computer, and select Properties, then Advanced system settings to set the Environment Variable to use Kubernetes commands in CMD.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Continue reading

SSDT – Quản lý script với Database Project trong Visual Studio

Trong bài viết trước (SSDT – Quản lý SQL Server Object từ Visual Studio với SQL Server Object Explorer), mình đã demo cho bạn cách làm việc trực tiếp với csdl với SSDT sử dụng SQL Server Object Explorer từ Visual Studio sử dụng Connected Database Development.

ssdt_visualstudio_2015_29

Trong thực tế, chúng ta cần những giải pháp tốt hơn để kiểm soát database script. Chẳng hạn, trong trường hợp nếu cần rollback lại một phiên bản trước đó theo yêu cầu nghiệp vụ, hay khi bạn commit trực tiếp vào csdl thì bạn không thể nào kiểm tra lại những thay đổi nào mà bạn đã thực hiện và nếu có sai sót xảy ra thì rất khó để ‘undo’, nếu bạn muốn chia sẻ database script bạn đã chỉnh sửa với team member thì phải làm thế nào… Để đáp ứng các nhu cầu đó, Visual Studio cung cấp một loại project đặc biệt mang tên SQL Server Database Project để giúp lập trình viên quản lý database script, quản lý trên source control với TFS chẳng hạn. Continue reading

Visual Studio Data Tools

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn công cụ làm việc với dữ liệu được hỗ trợ trong Visual Studio mang tên SQL Server Data Tools (SSDT). SSDT là công cụ phát triển cơ sở dữ liệu (csdl) dành cho SQL ServerAzure SQL Database. Với vai trò là lập trình viên về csdl, bạn có thể dùng công cụ này để thiết kế, phát triển, build và publish csdl dễ dàng. SSDT hỗ trợ Visual Studio từ phiên bản 2012 trở đi, bạn vào liên kết mình cung cấp sau đây để tải về phiên bản SSDT tương ứng với phiên bản Visual Studio mà bạn đang sử dụng: tải về SSDT.

(Ghi chú: trong bài viết này, mình sử dụng Visual Studio 2015, SQL Server 2014 cho phần demo)

ssdt_visualstudio_2015_00

Lập trình viên có thể sử dụng các công cụ quen thuộc trong Visual Studio hỗ trợ cho lập trình .NET như code navigation, IntelliSense, refactor, platform-specific validation, debugging và declarative editing trong Transact-SQL editor.

ssdt_visualstudio_2015_01

Phần 1: Quản lý SQL Server Object từ Visual Studio với SQL Server Object Explorer.

Phần 2: Quản lý script với SQL Server Database Project trong Visual Studio.

 

SSDT – Quản lý SQL Server Object từ Visual Studio

SSDT cung cấp công cụ để xem các object trong csdl của bạn tương tự như trong SQL Server Management Studio mang tên SQL Server Object Explorer (SSOE) ngay bên trong Visual Studio. Với công cụ này bạn có thể dễ dàng thiết kế, chỉnh sửa, đổi tên và xóa các table, store procedure, type, function. Bạn cũng có thể so sánh các schema, hay thực thi các câu lệnh truy vấn ngay trong SQL Server Object Explorer. Bạn có thể tìm thấy công cụ này trong Visual Studio từ thanh menu -> View -> SQL Server Object Explorer.

ssdt_visualstudio_2015_02

ssdt_visualstudio_2015_03 Continue reading

Lập trình IoT với Windows 10, Arduino và Visual Studio 2015

IoT đang trở thành trào lưu phát triển ứng dụng ngày nay, đặc biệt sau khi Windows 10 ra mắt và hỗ trợ lập trình viên phát triển ứng dụng IoT trên nền tảng Windows IoT Core, đã mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển hơn cho IoT.

Trong bài viết này mình sẽ đi vào chi tiết việc phát triển một ứng dụng IoT thực tế đó là điều khiển bo mạch Arduino từ một ứng dụng Universal Windows Platform trên laptop thông qua cổng kết nối USB. Các công cụ sử dụng trong bài viết này:

  1. Bo mạch Arduino Uno

IoT_win10_arduino_tools_00 IoT_win10_arduino_tools_01 Continue reading

Lập trình Arduino với Visual Studio

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với bạn cách lập trình bo mạch Arduino sử dụng Visual Studio IDE để viết và biên dịch code.

Để lập trình Arduino trên VS, bạn hãy download và cài đặt 1 extension có tên gọi Arduino IDE for Visual Studio được phát triển bởi Visual Micro, và extension này hoàn toàn MIỄN PHÍ, và có hỗ trợ cho cả phiên bản Community cũng MIỄN PHÍ của Visual Studio (trừ phiên bản Visual Studio Express).

arduino_vs2015_01 Continue reading

Format code trong Visual Studio theo ý của bạn

Mỗi lập trình viên có một phong cách viết code riêng của mình, và mình cũng vậy. Đôi khi bạn không thích kiểu format code mặc định của IDE mà bạn đang dùng, chẳng hạn trong bài viết này là Visual Studio, thì bạn hoàn toàn có thể thiết lập lại kiểu format code theo phong cách của bạn. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn cách thực hiện với Visual Studio nhanh, gọn lẹ trong vòng 3 nốt nhạc 😀 Continue reading

Theo dõi code đã xong/chưa xong/chưa viết trong Visual Studio

Khi viết code, và đặc biệt là khi bạn đang làm việc với hàng ngàn dòng code mà chỉ nằm trong 1 file, mà có thể nằm ở nhiều file khác nhau thì việc nhớ đoạn code nào mình đang viết dở, hoặc đã viết xong nhưng cần cải tiến thì cũng khá mất thời gian. Để giúp cho việc theo dõi được dễ dàng, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn cách rất đơn giản mà hiệu quả để giải quyết vấn đề trên.

Để đơn giản cho phần demo, mình chọn console application project để thực hiện.

tracking_code_vs2015_01 Continue reading

Thiết kế điều hướng cho ứng dụng UWP

Điều hướng trong ứng dụng Windows hợp nhất (UWP) dựa trên mô hình linh hoạt của các cấu trúc điều hướng, các thành phần đều hướng và các tính năng mức hệ thống (system-level feature). Cùng với nhau chúng tạo ra nhiều trải nghiệm người dùng trực giác cho việc di chuyển giữa các ứng dụng, trang và nội dung.

Những trải nghiệm điều hướng nhiều trang tốt trong các ứng dụng UWP bao gồm (sẽ được trình bày chi tiết sau):

  • Cấu trúc điều hướng hợp lý

Xây dựng một cấu trúc điều hướng hợp lý cho người dùng là điều quyết định để tạo nên một trải nghiệm điều hướng trực quan.

  • Các thành phần điều hướng phù hợp hỗ trợ cho cấu trúc đã chọn

Các thành phần điều hướng có thể giúp người dùng nhận nội dung họ mong muốn và cũng có thể cho họ biết chúng nằm ở đâu trong ứng dụng. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ lấy đi một khoảng không gian mà có thể được sử dụng cho nội dung hoặc các thành phần ra lệnh, vì vậy việc sử dụng các thành phần điều hướng sao cho phù hợp với ứng dụng của bạn cũng khá là quan trọng.

  • Các phản hồi thích hợp đến các tính năng điều hướng mức hệ thống (ví dụ như nút Back chẳng hạn)

Để cung cấp một trải nghiệm thích hợp cảm nhận một cách trực quan, phản hồi đến các chức năng điều hướng mức hệ thống theo những hướng có thể dự đoán được. Continue reading

Cơ bản về giao diện ứng dụng UWP

Một giao diện người dùng hiện đại là một điều phức tạp, được tạo thành từ văn bản, màu sắc và các chuyển động, cuối cùng được kết hợp lại xuất ra từng pixel trên màn hình của thiết bị mà bạn đang sử dụng. Khi bạn bắt đầu thiết kế một giao diện người dùng, số lựa chọn thiết kế có thể gây cho bạn đau đầu trong việc lựa chọn.

Để giúp đơn giản hơn, hãy cùng tìm hiểu cơ chế của một ứng dụng từ góc độ thiết kế. Hãy xem một ứng dụng được tạo ra từ các màn hình và các trang nội dung. Mỗi trang có một giao diện người dùng, được cấu thành từ 3 loại thành phần giao diện: điều hướng, ra lệnh và các thành phẩn nội dung. Continue reading